Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh

Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, việc giao dịch trực tuyến đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích mà công nghệ mang lại là những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là các vụ lừa đảo trực tuyến. Việc bị lừa đảo không chỉ gây ra thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của nạn nhân. Vậy làm thế nào để tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo? Hãy cùng tìm hiểu.

Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến nhất hiện nay

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng lừa đảo trực tuyến trở nên phức tạp hơn xuất phát từ hạn chế trong nhận thức của người dùng. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng là yếu tố quan trọng. 

Trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cá nhân sẽ giúp mỗi cá nhân tự bảo vệ mình trong không gian mạng, từ đó góp phần xây dựng một môi trường mạng an toàn tại Việt Nam. Điều này không chỉ bảo vệ người dùng mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế - xã hội số một cách bền vững.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 1

Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo về 24 loại hình lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó, có 15 hình thức thường nhắm vào người cao tuổi, 3 hình thức đặc biệt hướng tới trẻ em, 13 hình thức nhắm vào sinh viên và thanh niên, và 19 hình thức khác phổ biến trong các nhóm công nhân, người lao động và nhân viên văn phòng.

  • Rao bán hàng giả hàng nhái qua sàn thương mại điện tử
  • Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo
  • Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI
  • Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP
  • Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa
  • Đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo
  • Lừa đảo cho số đánh lô đề
  • Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen...
  • Giả mạo các trang thông tin điện tử cơ quan, doanh nghiệp
  • Phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu
  • Lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên online
  • Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook
  • Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin
  • Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công
  • Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ"
  • Lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo
  • Giả danh giáo viên, nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu
  • Lừa đảo cuộc gọi video deepfake
  • Lừa đảo “chuyển nhầm tiền” vào tài khoản ngân hàng
  • Đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay tín dụng
  • Lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao
  • Lừa đảo tình cảm
  • Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí
  • Cảnh báo lừa đảo dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook

Cách xử lý các tình huống khi bị lừa đảo

Hành động nhanh khi bạn bị lừa đảo trực tuyến

Khi phát hiện mình là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và hành động ngay lập tức để giảm thiểu thiệt hại. Mỗi bước thực hiện đúng lúc sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình tốt hơn.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 2

Ngừng liên hệ và chặn kẻ lừa đảo

Đầu tiên, hãy dừng ngay mọi giao dịch hoặc hành động tiếp theo theo yêu cầu của kẻ lừa đảo. Việc này sẽ giúp bạn tránh tổn thất thêm. Ngay lập tức chặn mọi liên lạc với đối tượng qua điện thoại, email, hoặc các tài khoản mạng xã hội.

Báo cáo với ngân hàng và các tổ chức tài chính

Nếu bạn đã cung cấp thông tin thẻ hoặc thực hiện giao dịch, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để báo cáo sự việc. Yêu cầu khóa thẻ và ngăn chặn các giao dịch chưa được thực hiện. Trong trường hợp giao dịch đã xảy ra, hãy yêu cầu hỗ trợ điều tra và hoàn tiền nếu có thể.

Thu thập bằng chứng và tố giác với cơ quan công an

Lưu lại tất cả thông tin liên quan như tin nhắn, email, thông tin tài khoản giao dịch và số tiền đã chuyển. Nộp đơn tố giác tại cơ quan công an địa phương, kèm theo bằng chứng để hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý.

Cảnh báo người thân và cộng đồng

Hãy thông báo cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về vụ việc để họ cảnh giác, tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò tương tự. Đăng tải thông tin trên mạng xã hội cũng giúp cảnh báo cộng đồng.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 4

Theo dõi thông tin từ các cơ quan an ninh mạng

Cập nhật các cảnh báo mới nhất về tình trạng lừa đảo trực tuyến từCổng không gian mạng quốc giatạikhonggianmang.vn. Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cách xử lý nếu đã chuyển tiền cho kẻ lừa đảo

Nếu đã chuyển tiền cho kẻ lừa đảo, hãy nhanh chóng liên hệ với ngân hàng, công ty phát hành thẻ hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tiền để báo cáo. Đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, yêu cầu khóa thẻ ngay và xem xét yêu cầu bồi hoàn giao dịch. Nếu tiền được chuyển qua ứng dụng, liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà phát triển để yêu cầu hỗ trợ.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 5

Làm gì khi thông tin cá nhân bị đánh cắp

Nếu kẻ lừa đảo đã lấy được thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, email hoặc giấy tờ tùy thân, hãy nhanh chóng liên hệ với các tổ chức tài chính liên quan để báo cáo nguy cơ vi phạm dữ liệu. Đổi tất cả các mật khẩu quan trọng, ưu tiên sử dụng mật khẩu mạnh và khác biệt cho từng tài khoản. Đề phòng các liên lạc đáng ngờ và tuyệt đối không nhấp vào bất kỳ liên kết lạ nào.

Xử lý khi kẻ lừa đảo đã truy cập vào thiết bị của bạn

Nếu bạn lỡ cho phép kẻ lừa đảo truy cập vào máy tính hoặc điện thoại, hãy nhanh chóng quét virus và phần mềm độc hại trên thiết bị. Cập nhật phần mềm bảo mật và xóa những ứng dụng không rõ nguồn gốc. Đồng thời, thay đổi tất cả mật khẩu liên quan và xem xét kích hoạt xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật.

Nếu cần thiết, nhờ chuyên gia kiểm tra thiết bị để đảm bảo rằng không còn mối nguy nào tiềm ẩn. Trong trường hợp kẻ lừa đảo liên hệ giả danh nhà cung cấp dịch vụ của bạn, hãy báo cáo sự việc ngay lập tức với nhà cung cấp để ngăn chặn các rủi ro tiếp theo.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 3

Khi bị lừa đảo qua mạng cần liên hệ với cơ quan, tổ chức nào?

Nếu gặp phải tình huống liên quan đến lừa đảo hoặc các vấn đề về an toàn thông tin, bạn có thể nhanh chóng liên hệ với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp dưới đây để nhận được hỗ trợ kịp thời:

Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) và Cục Cảnh sát Hình sự (C02) – Bộ Công an

A05 chuyên xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, trong khi C02 tập trung vào các vụ án hình sự, bao gồm tội phạm lừa đảo qua mạng. Tại mỗi địa phương, bạn có thể liên hệ vớiPhòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (PA05)để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Cục An toàn thông tin (AIS) – Bộ Thông tin và Truyền thông

Cục AIS có nhiệm vụ quản lý và thực thi pháp luật về an toàn thông tin trên toàn quốc. Bạn có thể liên hệ với AIS qua số điện thoại024 3209 6789hoặc gửi email đến[email protected]để báo cáo và nhận tư vấn về các sự cố bảo mật.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 6

Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) – Bộ Quốc phòng

Bộ Tư lệnh 86 chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh trong không gian mạng quốc gia và xử lý các mối đe dọa liên quan đến quốc phòng, an ninh mạng.

Sở Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố

Mỗi tỉnh, thành phố đều cóSở Thông tin và Truyền thông– đơn vị đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa phương, hỗ trợ xử lý các sự cố liên quan đến thông tin và an toàn mạng.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA)

VNISA tập trung vào việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ thông tin trong cộng đồng. Để liên hệ, bạn có thể gọi điện đến số024 6290 1028hoặc gửi email về[email protected].Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 7

Các doanh nghiệp hàng đầu về an toàn thông tin tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực an toàn thông tin gồm:

  • Bkav
  • VNPT Cyber Immunity
  • Viettel Cyber Security
  • CMC Cyber Security
  • FPT IS
  • HPT, MISOFT, VNCS

Liên minh nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trên không gian mạng

Liên minh này doCục An toàn thông tin (AIS)VNISAđiều phối, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhưVNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTokCốc Cốc. Mục tiêu của liên minh là trang bị cho người dân các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước các nguy cơ an ninh mạng.

Thông qua việc liên hệ với những cơ quan và tổ chức trên, bạn sẽ được hỗ trợ kịp thời và hướng dẫn chi tiết cách giải quyết các sự cố liên quan đến an toàn thông tin và lừa đảo trực tuyến.

Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo

Nếu bạn không may trở thành nạn nhân của lừa đảo, việc trình báo với cơ quan công an là bước cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình và giúp các cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình và những điều cần chuẩn bị.

Thu thập bằng chứng và cách trình báo công an

Bạn có thể đến trình báo tại công an cấp xã. Sau khi tiếp nhận, công an xã sẽ lập biên bản, tiến hành kiểm tra sơ bộ và chuyển hồ sơ, bằng chứng đến cơ quan công an cấp huyện nếu cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp đến công an cấp huyện tại nơi cư trú để báo cáo hành vi lừa đảo.

Để hỗ trợ quá trình điều tra, bạn cần cung cấp càng nhiều bằng chứng chi tiết càng tốt, đặc biệt là với các vụ lừa đảo trực tuyến. Các thông tin cần thiết bao gồm:

  • Tin nhắn giao dịch và trao đổi với kẻ lừa đảo
  • Biên lai hoặc hóa đơn chuyển tiền
  • Thông tin tài khoản, số điện thoại hoặc địa chỉ liên hệ của đối tượng

Càng chi tiết và đầy đủ, quá trình giải quyết tố giác của cơ quan công an sẽ càng thuận lợi và nhanh chóng hơn.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 8

Hồ sơ trình báo cần chuẩn bị

Khi trình báo, bạn cần mang theo các giấy tờ cơ bản. Tùy từng trường hợp, cơ quan tiếp nhận có thể yêu cầu bổ sung thêm tài liệu:

  • Đơn trình báo công an
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao công chứng)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)
  • Bằng chứng kèm theo: bao gồm hình ảnh, video, ghi âm liên quan đến hành vi lừa đảo.

Hình thức xử lý đối với kẻ lừa đảo qua mạng

Xử phạt hành chính

Nếu đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá trị dưới 2 triệu đồng, họ có thể chỉ bị xử phạt hành chính.

Xử lý hình sự

Nếu số tiền chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt, đối tượng có thể bị truy tố hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Mức phạt nhẹ: Phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ6 tháng đến 3 năm, áp dụng khi tài sản bị chiếm đoạt từ2 triệu đến dưới 50 triệu đồnghoặc nếu hành vi thuộc các trường hợp đặc biệt sau:

  • Đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi tương tự.
  • Đã có tiền án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa xóa án tích.
  • Chiếm đoạt tài sản là phương tiện sinh kế chính của nạn nhân và gia đình.
  • Hành vi ảnh hưởng đến trật tự xã hội hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Mức phạt trung bình: Tù từ2 năm đến 7 năm, nếu đối tượng phạm tội có tổ chức, tính chuyên nghiệp, hoặc tài sản chiếm đoạt có giá trị từ50 triệu đến dưới 200 triệu đồng.

Mức phạt cao hơn: Tù từ7 năm đến 15 năm, khi giá trị tài sản chiếm đoạt từ200 triệu đến dưới 500 triệu đồnghoặc nếu đối tượng lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi.

Mức phạt tối đa: Tù từ12 năm đến 20 nămhoặc tù chung thân, nếu tài sản bị chiếm đoạttrên 500 triệu đồnghoặc nếu hành vi phạm tội diễn ra trong bối cảnh chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 9

Những lưu ý quan trọng để tránh bị lừa đảo qua mạng

Lừa đảo trực tuyến đang trở thành mối đe dọa ngày càng phức tạp, với nhiều chiêu trò tinh vi nhằm đánh cắp tài sản và thông tin cá nhân. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn bảo vệ mình và tránh rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài khoản nhạy cảm qua tin nhắn/email

Các đối tượng lừa đảo thường mạo danh ngân hàng, tổ chức hoặc người thân để yêu cầu bạn cung cấp thông tin nhạy cảm như số tài khoản, mật khẩu hoặc mã OTP. Hãy tuyệt đối tránh chia sẻ những thông tin này qua các kênh không chính thức như tin nhắn hoặc email, kể cả khi tin nhắn có vẻ đáng tin cậy.

Kiểm tra kỹ các đường link và email lạ trước khi nhấp vào

Một trong những cách phổ biến mà kẻ xấu sử dụng là gửi các email hoặc tin nhắn chứa đường link độc hại. Hãy kiểm tra kỹ địa chỉ email và đường link xem có dấu hiệu bất thường hay không, chẳng hạn như lỗi chính tả hoặc địa chỉ giả mạo. Khi có nghi ngờ, truy cập trực tiếp vào website chính thức của tổ chức thay vì nhấp vào link trong email.

Sử dụng các công cụ bảo mật trực tuyến

Để tăng cường an toàn khi sử dụng internet, hãy cài đặt phần mềm diệt virus và VPN nhằm bảo vệ thiết bị của bạn trước các cuộc tấn công mạng. Các công cụ này không chỉ giúp ngăn chặn mã độc mà còn bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt là khi bạn sử dụng mạng Wi-Fi công cộng.

Cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức an toàn mạng

Luôn theo dõi các cảnh báo và thông tin mới nhất về các hình thức lừa đảo. Đồng thời, nâng cao kiến thức về an toàn thông tin sẽ giúp bạn nhận diện được các chiêu trò mới. Hãy tham gia các khóa học hoặc đọc tài liệu về bảo mật để hiểu rõ cách bảo vệ mình trong không gian mạng.Bị lừa đảo qua mạng phải làm gì? Cách xử lý và lấy lại tiền nhanh 11

Bị lừa đảo là một trải nghiệm không hề dễ chịu, nhưng với những kiến thức đã được trang bị, bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình. Hãy luôn cảnh giác với những thông tin lạ, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ, và thường xuyên cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới. Nếu không may trở thành nạn nhân, hãy bình tĩnh, thu thập bằng chứng và báo cáo ngay cho cơ quan chức năng.

Thanh Mai
Tác Giả

Thanh Mai

Tác giả Thanh Mai đã có hơn 20 năm nghiên cứu và tìm hiểu về những lĩnh vực trong đời sống. Với kiến thức rộng mở, bà luôn muốn chia sẻ với tất cả mọi người giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh.

Bình Luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *